Hướng dẫn WordPress cho người mới bắt đầu 2024

bởi | 01/01/2024

WordPress ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những công cụ hàng đầu để xây dựng website, blog ngày nay. Với ưu điểm mã nguồn mở, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và nhiều tính năng mạnh mẽ, WordPress đã thu hút hàng triệu người dùng trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, đối với nhiều người mới bắt đầu, WordPress có thể hơi khó tiếp cận bởi nó có quá nhiều thứ để tìm hiểu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn đầy đủ và chi tiết để cài đặt, thiết lập và sử dụng WordPress ngay cả khi bạn chưa có kiến thức gì về nó.

Dù bạn muốn xây dựng một website, blog cá nhân hay bất kỳ dự án nào với WordPress, bài viết hướng dẫn WordPress cho người mới bắt đầu này sẽ giúp bạn nắm rõ các bước cơ bản để có thể tự tay tạo ra sản phẩm của riêng mình một cách dễ dàng. Cùng bắt đầu thôi nào!

Bắt đầu ngay thôi nào !

WordPress là gì ?

WordPress bắt đầu từ những năm 90 như một nền tảng blog. Kể từ đó, nó đã phát triển thành một CMS phức tạp có khả năng xây dựng bất kỳ kiểu website nào, từ website giới thiệu đến diễn đàn, hay thậm chí là website thương mại điện tử. WordPress có hai phiên bản: wordpress.com và wordpress.org. Mặc dù nền tảng cốt lõi là giống nhau, nhưng hai phiên bản này có khá nhiều sự khác biệt. Sự khác biệt chính giữa hai phiên bản này là cách chúng được lưu trữ.

Với phiên bản .org, bạn sẽ tự tạo và quản lý website của bạn, điều này có nghĩa là bạn sẽ cần mua một gói hosting và tên miền để sử dụng nó. Còn đối với phiên bản .com của WordPress, bạn cần đăng ký tài khoản và trả phí thường niên, việc quản lý đã có đội ngũ kỹ thuật quản trị. Trong hướng dẫn này, mình sẽ tập trung vào phiên bản .org (thay vì .com) chủ yếu vì nó tiện lợi và có nhiều ưu điểm hơn.

Lợi ích của việc xây dựng website bằng WordPress

Miễn phí

Đối với mình lợi ích dễ thấy nhất của WordPress là nó miễn phí. Tuy nhiên, để có thêm nhiều tính năng mở rộng và giao diện bắt mắt, bạn cần phải chi trả một khoản để mua plugin (trình bổ sung) và giao diện, yên tâm là mình sẽ hướng dẫn bạn cách sở hữu hoàn hoàn miễn phí.

Ngoài ra, bạn cần chi trả thêm một khoản phí nhỏ để mua tên miền, hosting. Thông thường chỉ từ 300K/ năm (Tính ra chỉ 25K/ tháng, chỉ bằng ly trà sữa), đối với cá nhân mình thì chi phí này khá rẻ. Bạn cũng hãy yên tâm rằng mình cũng sẽ hướng dẫn cách để được giảm giá lên tới 99%.

Dễ sử dụng

Việc học WordPress rất dễ dàng. Sau vượt qua giai đoạn “vỡ lòng” ban đầu, bạn sẽ thấy rằng WordPress không hề khó. Và nếu thực sự bạn gặp khó khăn, đã có hàng trăm bài hướng dẫn và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để bạn tham khảo. Cộng đồng sử dụng WordPress tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất đông đảo.

Một lợi ích khác của WordPress là khả năng tùy chỉnh dễ dàng. Cho dù bạn tạo một blog, website thương mại điện tử hay thậm chí là tạo mạng xã hội, có rất nhiều giao diện và plugin có sẵn để giúp website của bạn trở nên độc đáo và nổi bật. Bạn có thể dễ dàng thay đổi bố cục, màu sắc, phông chữ và các yếu tố thiết kế khác một cách nhanh chóng. Hơn nữa, WordPress thân thiện với SEO, có nghĩa là nó được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm, giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn.

Bước 1: Tạo tên miền, cài đặt hosting và cài đặt WordPress

Để tạo hoặc đăng ký tên miền, mời bạn xem bài viết: Hướng dẫn cách đăng ký tên miền cho trang web của bạn

Tiếp theo, hãy đăng ký dịch vụ hosting, mời bạn xem bài viết: Hướng dẫn đăng ký dịch vụ hosting

Sau khi có tiên miền và hosting, hãy kết nối chúng lại với nhau: mời bạn xem bài viết: Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting

Khi đã trỏ tên miền thành công, bạn truy cập vào cpanel. Đăng nhập thông tin theo nhà cung cấp hosting đã cung cấp trong email.

Tiếp theo,tìm đến mục Domains và nhấp vào WP Toolkit

Bạn nhấp vào Install để tiến hành cài đặt WordPress

Ở phần General, bạn nhập tên miền của bạn thay cho ddihome.vn, các phần còn lại bạn để mặc định như hình. Phần WordPress Administrator, là tài khoản đăng nhập vào trang quản trị WordPress của bạn, hãy nhập thông tin tùy ý của bạn vào. Cuối cùng nhấp vào Install

Sau khi tiến trình cài đặt thành công. Bạn truy cập vào đường dẫn: tenmiencuaban.vn/wp-admin. Ví dụ: tên miền của mình là ddihome.vn thì mình sẽ đăng nhập qua đường dẫn https://ddihome.vn/wp-admin

Bước 2: WordPress cho người mới bắt đầu – Bảng điều khiển

Sau khi đăng nhập lần đầu tiên, bạn sẽ thấy thanh công cụ WordPress ở phía trái màn hình. Nó chứa tất cả các công cụ và cài đặt mà bạn cần để bắt đầu xây dựng trang web của mình. Màn hình bảng điều khiển chính (Dashboard) chứa các liên kết nhanh để xem hoặc quản lý trang, chỉnh sửa thiết kế của trang web của bạn, các liên kết hữu ích và các bài đăng liên quan đến WordPress. Bạn có thể đổi ngôn ngữ sang Tiếng Việt, tuy nhiên mình hay để tiếng Anh.

Màn hình điều khiển chính của WordPress (dashboard)

Màn hình điều khiển chính của WordPress (dashboard)

Tab tiếp theo, Update, cho phép bạn xem xét các plugin, giao diện hoặc tệp core (phiên bản nâng cấp WordPress) cần được cập nhật. Bạn cần cập nhật phần mềm để đảm bảo tính năng và bảo mật. Nếu không, trang web của bạn có thể trở thành nạn nhân của hacker hoặc ít nhất là gặp sự cố. Khi tiến hành cập nhật plugin, giao diện hoặc WordPress core, hãy đảm bảo sao lưu trang web của bạn để tránh gặp bất kỳ vấn đề nào.

Tab Update (Cập nhật) của trang web

Tab Update (Cập nhật) của trang web

Post (Bài viết)

Tab tiếp theo là Post (Bài viết). Tại đây, bạn có thể tạo bài viết mới hoặc chỉnh sửa các bài viết đã có. Bạn cũng có thể thiết lập các chuyên mục (categories) và thẻ (tags) cho blog của mình, điều này rất hữu ích để tổ chức nội dung của bạn, giúp tăng cường SEO và giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Post (Bài viết) của WordPress

Post (Bài viết) của WordPress

Media (Thư viện)

WordPress đi kèm với thư viện phương tiện riêng của nó, trong đó bạn có thể thêm hình ảnh, tải lên tài liệu và chia sẻ vào trang web của bạn.

Media (Thư viện)

Media (Thư viện)

Pages (Trang)

Bộ công cụ tiếp theo cho phép bạn thêm trang vào trang web của bạn. Mặc dù trang được tạo ra giống như bài viết, nhưng có một số khác biệt. Các trang này sẽ xuất hiện trong thanh điều hướng chính (Menu). Một khác biệt khác là bài viết cho phép các chuyên mục và thẻ, trong khi trang không cho phép. Tạm thời bạn cứ hiểu vậy, chi tiết thì quá trình sử dụng bạn sẽ nắm rõ hơn.

Pages (Trang)

Pages (Trang)

Comments (Bình luận)

Cài đặt tiếp theo cho WordPress là phần bình luận. Khi bạn đăng bài trên trang web của mình, WordPress tự động cung cấp một phần bình luận cho mỗi bài viết. Khách truy cập trang web của bạn có thể thêm nhận xét vào bài viết của bạn, tạo sự quan tâm cho độc giả khác và cơ hội để bạn tăng cường sự tương tác. Tuy nhiên, bình luận chỉ có ích nếu bạn thực hiện các bước cần thiết để kiểm duyệt chúng một cách hiệu quả.

Comments (Bình luận)

Comments (Bình luận)

Appearance (Vẻ bên ngoài)

Tại đây, bạn có thể cài đặt chủ đề (Themes), tùy chỉnh các đoạn mã, thêm tiện ích để hiển thị thông tin quan trọng, tạo menu điều hướng và nhiều hơn nữa. Tùy thuộc vào chủ đề mà bạn chọn sử dụng, các công cụ này sẽ khác nhau. Bạn có thể sử dụng chủ đề mặc định có sẵn, chọn các chủ đề miễn phí khác hoặc mua chủ đề. Chủ đề WordPress cao cấp thường có nhiều tùy chọn hơn, tuy nhiên mình luôn đề cao vấn đề là có phù hợp với nhu cầu hay không ?. Chủ đề miễn phí nhưng bạn có thể tận dụng tối đa, vẫn hơn chủ đề trả phí nhưng lại không thể khai thác hết tính năng đúng không nào.

Appearance (Vẻ bên ngoài)

Appearance (Vẻ bên ngoài)

Plugins

WordPress cung cấp tính năng mở rộng của nền tảng thông qua việc sử dụng các plugin. Chúng cho phép bạn thêm các chức năng như trò chuyện với khách truy cập, theo dõi hiệu suất của trang web hoặc hàng trăm nhiệm vụ khác. Tab plugin hiển thị danh sách các plugin hiện đang được cài đặt (installed) (1) trên trang web của bạn. Bạn có thể xem, quản lý hoặc xóa plugin khi cần. Tùy thuộc vào chủ đề bạn đã cài đặt, tùy chọn chỉnh sửa plugin cho phép nhà phát triển thực hiện các thay đổi mã lệnh cho các plugin đã kích hoạt. Tùy chọn Thêm mới (Add new) (2) cho phép bạn tìm kiếm và cài đặt các plugin mới có sẵn trong cửa hàng của WordPress (Một dạng cửa hàng như App Store và Google Play) hoặc cài đặt mới chỉ trong vài cú nhấp chuột. Plugin chính là thứ làm nên sức mạnh của WordPress, rất đa dạng, có cả miễn phí lẫn trả phí.

Plugins

Plugins

Users (Người dùng)

Phần “All Users” trên bảng điều khiển WordPress cho phép bạn quản lý người dùng của trang web. Bạn có thể thêm, chỉnh sửa hoặc xóa người dùng và chỉ định vai trò và quyền hạn của họ. Tùy chọn Profile cho phép bạn chỉnh sửa hình ảnh Gravatar, tiểu sử và thông tin liên hệ của từng người dùng.

Users (Người dùng)

Users (Người dùng)

Tools (Công cụ)

Phần công cụ trên bảng điều khiển cung cấp tính năng để quản lý và duy trì trang web của bạn. Bạn có thể duyệt qua các công cụ có sẵn, nhập hoặc xuất bài đăng WP, trang và phương tiện thông qua tệp XML, giám sát bảo mật và hiệu suất của trang web của bạn và xuất hoặc xóa dữ liệu cá nhân của người dùng để duy trì tuân thủ GDPR.

Tools (Công cụ)

Tools (Công cụ)

Settings (Cài đặt)

Phần cài đặt WordPress cho phép bạn thiết lập tiêu đề và mô tả của trang web, thiết lập trang chủ, thiết lập kích thước mặc định hình ảnh, đặt quyền riêng tư và nhiều hơn nữa. Những cài đặt này quá phức tạp để trình bày ở đây, vì vậy mình đã có bài riêng cho những tính năng này.

Settings (Cài đặt)

Settings (Cài đặt)

  • General: Cách cấu hình các thiết lập chung (General) của WordPress
  • Writing: Cấu hình thiết lập Writing
  • Reading: Cách cấu hình các thiết lập Reading của WordPress
  • Discussion: Cấu hình thiết lập bình luận (Discussion)
  • Media: Cấu hình thiết lập Media
  • Permalinks: Cách cấu hình liên kết cố định (Permalinks) WordPress
  • Privacy: Cách cấu hình các thiết lập quyền riêng tư (Privacy)của WordPress

Bước 3: WordPress cho người mới bắt đầu – Chủ đề (Themes)

Chủ đề (Themes hoặc giao diện) của trang WordPress là “mặt tiền” của trang web. Khi một khách hàng tiềm năng (hoặc độc giả) ghé thăm trang web của bạn, thì thông tin mà họ cần phải hiển thị một cách trực quan và đẹp mắt nhất. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm chủ đề WordPress phù hợp nhất cho bạn rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm và cài đặt một chủ đề miễn phí từ kho themes của WordPress, hoặc tải lên một chủ đề cao cấp.

Để cài đặt chủ đề, bạn thực hiện như sau, nhấp vào Appearance > Themes trong bảng điều khiển WordPress. Nhấp vào Add New Theme.

Cách cài đặt chủ đề cho trang web WordPress của bạn

Cách cài đặt chủ đề cho trang web WordPress của bạn

(1) Được đề xuất, (2) Các chủ đề trong kho themes của WordPress, (3) tải lên giao diện có sẵn từ máy tính của bạn. Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hosting, những tùy chọn này có thể khác nhau về vị trí và tên gọi nhưng hoạt động tương tự. Nếu bạn muốn tìm kiếm một giao diện theo từ khóa, bạn có thể nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm (4).

Giải thích các mục trong phần thêm chủ đề mới

Giải thích các mục trong phần thêm chủ đề mới

Ở đây mình sẽ chọn chủ đề Astra – một trong những chủ đề nhẹ, có hiệu suất cao. Sau khi chọn được chủ đề ưng ý, hãy nhấn nút cài đặt (install).

Cài đặt chủ đề mới

Cài đặt chủ đề mới

Khi màn hình được làm mới, nhấn nút kích hoạt (activate) để áp dụng chủ đề của bạn.

Kích hoạt chủ đề mới

Kích hoạt chủ đề mới

Bước 4: WordPress cho người mới bắt đầu – Plugin

Bước tiếp theo trong quá trình là cài đặt một số plugin. Số lượng plugin cần thiết hoặc chức năng của chúng phụ thuộc vào lĩnh vực trang web của bạn. Có hàng ngàn plugin có sẵn thông qua kho ứng dụng của WordPress và các nhà cung cấp bên thứ ba. Sẽ có một vài plugin quan trọng để đảm bảo an toàn và tính bảo mật cho trang web của bạn.

Bạn có thể xem nội dung: danh sách những plugin quan trọng nên cài cho WordPress.

Cài đặt Plugin WordPress

Tương tự như chủ đề, có hai cách để cài đặt một plugin: tìm kiếm trong WordPress hoặc tải lên một chủ đề cao cấp. Trước tiên, điều hướng đến  Plugins > Add New.

add new plugin

Các bước để cài đặt một plugin từ thư mục WP tương tự như cài đặt chủ đề. Tìm kiếm hoặc duyệt qua plugin mà bạn muốn, sau đó nhấp vào cài đặt (install) để cài đặt plugin vào trang web của bạn.

wordpress for beginners

Nhấp vào tab tải lên (upload plugin) để tải lên một plugin, sau đó chọn tệp (file).

upload plugin

Chúng ta sẽ chọn plugin từ máy tính của chúng ta và tải lên WordPress. Sau khi tải lên, nhấp vào cài đặt ngay (install now).

 

install plugin
Để hoàn thành việc cài đặt, nhấp vào kích hoạt (activate) plugin.
Bạn chỉ nên tải lên plugin từ những nguồn uy tín hoặc mua từ những trang web đã được xác thực. Không nên upload những plugin hoặc themes từ những nguồn trôi nổi, vì chúng có thể chứa mã độc.

Bước 5: WordPress cho người mới bắt đầu – Thêm nội dung

Sau khi đã cài đặt chủ đề và plugin, bạn đã có thể thêm nội dung. Tất cả nằm tại: bài viết (posts), trang (pages) và đa phương tiện (media).

Thêm bài viết vào WordPress

Khi tạo bài viết trong WordPress, bạn có thể thêm nội dung bằng cách sử dụng trình soạn thảo khối Gutenberg.
Dưới đây là cách tạo bài viết trong WordPress:
Nhấp vào nút Thêm mới (Add New) để thêm một bài viết mới.

add new post

Tiếp theo, bạn sẽ đặt tiêu đề cho bài viết của mình. Nhấp vào đó và thêm văn bản.

add title

Để thêm nội dung, nhấp vào biểu tượng cộng ở góc trên bên trái màn hình (1) hoặc trong trình chỉnh sửa trang (2).

wordpress for beginners

Sau khi bạn đã thêm nội dung, gán nó vào một danh mục (category) (1), thêm các thẻ  tags (2), sau đó nhấp vào nút đăng publish (3).để đăng bài viết của bạn.

Publish WordPress post

 

Thêm trang vào WordPress

Để thêm một trang mới vào trang web của bạn, chọn vào Pages > Add New.

add WordPress page

Tương tự như với bài viết, đặt tiêu đề cho trang của bạn (1) và thêm nội dung (2).

wordpress for beginners

Sau khi đã thêm tất cả nội dung, nhấp vào nút đăng (publish) để đưa trang của bạn lên trang web.

publish page

Bước 6: WordPress cho người mới bắt đầu – Tùy chỉnh

Trước khi bạn đưa website của bạn chạy chính thức, có một vài chi tiết cuối cùng mà bạn nên chú ý, bao gồm: cập nhật tự động Plugins, cấu hình SEO, thêm mạng xã hội. Các tùy chọn này sẽ khác nhau tùy thuộc vào chủ đề được cài đặt.

Tự động cập nhật Plugin

WordPress có chức năng tích hợp sẵn cho phép bạn bật cập nhật tự động cho các plugin. Tuy nhiên, phải là plugin bản quyền hoặc miễn phí mới có thể bật được tính năng này. Các plugin từ các nguồn sai pham sẽ không thể bật được tính năng này.

Để bật chức năng cập nhật tự động, hãy điều hướng đến phần plugins trong bảng điều khiển WordPress. Nhấp vào enable auto-updates (bật cập nhật tự động) trên bất kỳ plugin nào mà bạn muốn cập nhật.

 

wordpress for beginners

Cấu hình SEO

Một trong những bước cuối quan trọng nhất trước khi ra mắt website của bạn là cấu hình các thiết lập SEO. Sử dụng một plugin SEO như Rank Math là một lựa chọn tuyệt vời. Nó sẽ giúp bạn SEO trang web đơn giản và “nhàn” hơn rất nhiều. Rank Math SEO có phiên bản miễn phí và bản cao cấp. Bạn có thể tải bản miễn phí ngay trong trong plugin của WordPress.

Rank Math settings

 

Thêm Tiêu đề trang và Slogan

Your site’s title is used to help visitors identify the website they are browsing. The tagline is a short description of your website. It’s best to use a unique title and tagline rather than repeating the title, as it provides a more accurate depiction of what your website is about. To change these, navigate to . From there, input your desired title and tagline, then save your changes.

Tiêu đề trang sẽ hiển thị ở phần tab của trình duyệt web. Slogan (hay tagline) là một mô tả ngắn gọn về trang web của bạn. Tốt nhất là sử dụng một tiêu đề và slogan duy nhất thay vì lặp lại tiêu đề. Ví dụ như: Trang web cá nhân của Nguyễn Ngọc Tú (Tiêu đề) – Chia sẻ để hạnh phúc và thịnh vượng (tagline). Để thay đổi này, điều hướng đếnSettings > General (Cài đặt > Chung). Từ đó, nhập tiêu đề và slogan mong muốn, sau đó lưu các thay đổi.

WordPress site title

Thiết lập Đọc trang WordPress

There are two important things that you should do here, including (1) and ensuring the  checkbox is unchecked (2). You can show your latest posts on the home page or choose a static post or page. When the discourage checkbox is ticked, search engines block your site from being indexed, so you’ll want to leave that unchecked before launching. Save your changes when finished (3).

Ở đây có hai điều quan trọng mà bạn nên làm, bao gồm  thiết lập một trang chủ (setting a home page) (1) và đảm bảo rằng ô Ngăn các công cụ tìm kiếm chỉ mục trang này (Discourage search engines from indexing this site) không được chọn (2). Khi ô này được chọn, các công cụ tìm kiếm sẽ chặn việc chỉ mục trang web của bạn, vì vậy bạn nên để ô này không được chọn trước khi ra mắt. Lưu lại các thay đổi khi hoàn thành (3).

WordPress reading settings

Bước 7: WordPress cho người mới bắt đầu – Chạy chính thức

Như vậy là đã xong, việc của bạn là viết bài và chia sẻ trang web của mình đế bạn bè. Nếu cần sử dụng với những mục đích nâng cao hơn hoặc tùy biến giao diện theo ý thích của bạn (giống như trang web của mình), bạn có thể tham khảo các trình tạo web như Elementor, Divi. Vì đây là bài cơ bản cho người mới bắt đầu, vì vậy mục tiêu là bạn có thể khởi tạo, tinh chỉnh và chạy được trang web.

Tổng kết

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mạnh mẽ và linh hoạt có thể tạo ra nhiều loại website khác nhau. Lợi thế là WordPress dễ tiếp cận ngay cả người mới bắt đầu. Với cộng đồng lớn của các nhà phát triển bên thứ ba, các hướng dẫn và plugin có sẵn, bạn có thể tùy chỉnh website WordPress của mình theo ý thích.

Cám ơn bạn đã xem hết nội dung trong bài hướng dẫn của mình.

Bài hướng dẫn này có tham khảo và lược dịch từ nhiều nguồn từ internet.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tú

Nguyễn Ngọc Tú

Marketing manager & Content creator

Mình là Nguyễn Ngọc Tú, sáng lập của website. Mình đang làm trong lĩnh vực Quản trị Marketing và Sáng tạo nội dung. Cám ơn bạn đã đọc nội dung trên website này của mình, hi vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

  Có thể bạn quan tâm